Tin mới đăng

TÌM HIỂU KỸ THUẬT IN DẬP NỔI, IN DẬP CHÌM VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI GIA CÔNG

TÌM HIỂU KỸ THUẬT IN DẬP NỔI, IN DẬP CHÌM VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI GIA CÔNG

10:51 - 11/08/2023

Trong in ấn, để làm ra một sản phẩm đẹp và độc đáo cần sử dụng rất nhiều kỹ thuật gia công khác nhau. Hôm nay Luha xin giới thiệu đến bạn đọc công nghệ in dập nổi, dập chìm được rất nhiều khách hàng yêu thích sử dụng. Phương pháp in ấn này có điều gì đặc biệt, hãy cùng tìm hiểu một vài thông tin thú vị thông qua bài viết dưới đây nhé.

KỸ THUẬT IN DẬP NỔI LÀ GÌ?

Phương pháp gia công dập nổi là kỹ thuật in phổ biến đã có từ lâu, chỉ việc tác động vào một vị trí với mục đích làm nổi bật vùng/hay chi tiết nào đó nhằm gây ấn tượng mạnh về mặt thẩm mỹ. Theo đó, sau khi dập nổi, bề mặt phía trước sẽ có xu hướng nhô cao lên và phần mặt sau chìm xuống, khi sờ tay cảm nhận rõ cảm giác gợn ở phần được bế nổi. In dập nổi khá phức tạp, thường hạn chế số lượng cho mỗi lần in, song thành phẩm lại vô cùng bắt mắt và khác biệt. Kỹ thuật in dập nổi thường được sử dụng trong in name card, in thiệp cưới, in tag sản phẩm,...
 

KỸ THUẬT IN DẬP CHÌM LÀ GÌ?

Khác với dập nổi, kỹ thuật in dập chìm là phương pháp khiến cho các chi tiết chìm xuống bề mặt bản in. Để áp dụng in chìm, chất liệu giấy thường được sử dụng là các loại giấy mỹ thuật cao cấp, có định lượng trung bình lớn hơn 300gsm. Với độ dày dặn, cứng cáp, phương pháp in dập chìm thường xuất hiện ở các ấn phẩm in hộp giấy, in túi giấy in thiệp mời, in bưu thiếp, in catalogue,....
 

 

Quy trình in dập nổi, in dập chìm

Thông thường, quy trình in dập nổi, dập chìm sẽ bao gồm 6 bước sau đây:
  • Bước 1: Lên ý tưởng, phác họa thiết kế
  • Bước 2: Khoanh vùng cần dập nổi, dập chìm nhằm cố định vị trí dập. Tránh trường hợp dập chìm vào nội dung ở mặt sau.
  • Bước 3 Tạo khuôn đồng dập nổi, dập chìm. Lưu ý quan trọng ở bước này cần đòi hỏi sự tỉ mỉ và chi tiết; có như vậy thành phẩm mới hoàn hảo và chất lượng được
  • Bước 4: In ấn theo thiết kế mô tả ban đầu
  • Bước 5: Tạo hình cho bản in khuôn đồng bằng tác động ngoại lực
  • Bước 6: Gia công thành phẩm sau cùng như cán màng, bế, cắt,....

 

Một số lưu ý khi in dập nổi, dập chìm

Với mục đích nhấn mạnh, làm nổi bật họa tiết, vậy nên khu vực được dập phải được xử lý trên bề mặt giấy có định lượng cao nhằm hạn chế rủi ro nhất định. Phương án tối ưu nhất là bề mặt in có định lượng lớn hơn 300gsm hoặc lớp giấy bồi từ 300gsm trở lên. Có như vậy, bản in nổi hoặc chìm một mặt mà không ảnh hưởng đến mặt còn lại.
Ngoài ra, tại vị trí dập, không nên in màu, hãy tận dụng chất liệu và màu sắc nguyên bản của giấy bởi lẽ nếu thực hiện công đoạn in sau đó dập sẽ dẫn đến việc bị lệch sản phẩm. Công nghệ máy móc hiện đại ngày nay cho thành phẩm sau dập trở nên sắc nét, tinh tế, mang đến nét độc đáo, tôn lên vẻ đẹp ngoài thẩm mỹ. Chỉ cần chú ý nhỏ trong gia công là bạn đã yên tâm có được các họa tiết dập thật ấn tượng rồi đấy.