Tin mới đăng

Kỹ thuật ngành in

Kỹ thuật ngành in

15:22 - 18/09/2018

Hiện nay, in ấn là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu. Nếu cũng có mong muốn in ấn, 5 kỹ thuật in cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn rõ hơn!


THỨ TỰ CHỒNG MÀU TRONG IN OFFSET

In offset hiện đang là xu hướng của ngành công nghiệp in ấn, trong in offset có rất nhiều điểm khác biệt so với in thường. Tuy nhiên, in Luha xin đề cập tới khác biệt trong quy trình in tạo ra sự khác biệt chủ yếu đó là Thứ tự in chồng màu và ảnh hưởng của nó đến chất lượng in offset.

Thứ tự in chồng màu ảnh hưởng đến độ nhận mực và do vậy ảnh hưởng đến màu in ra.

Có sự khác biệt khi in một màu lên giấy trắng với in màu đó lên một lớp mực in trước đã khô, hoặc in 2 hay 4 màu chồng lên nhau theo nguyên tắc ướt - chồng – khô hoặc ướt - chồng – ướt.

 Khi in ướt - chồng – khô (tức là in nhiều màu trên một máy một màu) và ướt - chồng – ướt, độ nhận mực có độ khác biệt ảnh hưởng đến kết quả in, đặc biệc đối với ướt - chồng – ướt thì độ tách dính (tack) của mực in có vai trò rất quan trọng, nó giảm dần từ đơn vị đầu đến đơn vị cuối.

Phụ thuộc tính chất công việc in, lọai máy (một hay nhiều màu, tức là in ướt - chồng – khô, ướt - chồng - ướt) và hiệu quả màu sắc cần có mà thay đổi thứ tự chồng màu. Nếu ấn phẩm đã được in thử , cần phải canh thời gian đúng giống với thứ tự khi in thử.

 Ở các nước có đến công nghiệp in phát triển, người ta đã đề ra biện pháp Tiêu chuẩn hóa-Quá trình in thử và in sản lượng được thực hiện theo một tiêu chuẩn qui định. Một thứ tự in chồng màu thống nhất ở tất cả các xí nghiệp in cho phép so sánh được chất lượng in ở các xí nghiệp khác nhau, đồng thời có thể đặt sản xuất mực có độ tách dính giảm dần theo tiêu chuẩn chồng màu tiêu chuẩn, tạo thuận lợi cho người thợ in.

Thứ tự in chồng màu tiêu chuẩn được sử dụng phố biến ở các nước Châu Âu là:

1. In 4 màu: ướt - chồng – ướt (máy nhiều màu)

Đen – Xanh - Đỏ magenta – Vàng.

2. In 2 màu: ướt - chồng – ướt và ướt - chồng – khô:

Xanh cyan - Đỏ magenta -> Đen - Vàng

3. In 1 màu: ướt - chồng – khô:

Xanh cyan -> Đỏ magenta -> Vàng -> Đen.

KỸ THUẬT PHỦ UV ĐỊNH HÌNH

Là kỹ thuật, sử dụng một loại mực đặc biệt để tạo độ bóng, độ gờ lên các phần tử sau in offset nhằm mục địch tạo điểm nhấn đặc biệt, tăng tính thẩm mỹ, hướng người đọc chú ý đến những yếu tố quan trọng . Kỹ thuật này thường sử dụng cho phần logo thương hiệu trên catalogue, thư mời…, hoặc trên tên các sản phẩm trên bao bì vỏ hộp… và rất nhiều sản phẩm khác.

KỸ THUẬT ÉP KIM

Là kỹ thuật sử dụng máy ép cao tần, ép lên chất liệu nhũ, giúp nhũ bám vào bề mặt giấy tạo độ gờ và màu sắc lấp lánh, bắt mắt. Kỹ thuật này cũng nhằm mục đích tang tính thẩm mỹ cho sản phẩm in. Kỹ thuật này thường sử dụng cho các sản phẩm cao cấp, đặc biệt dùng nhiều cho bao bài hộp cứng.

KỸ THUẬT TẠO HÌNH SẢN PHẨM SAU IN

Là kỹ thuật sử dụng máy bế, tạo hình cho các sản phẩm giấy. Biến những mảnh giấy vuông thành các hình thù khác nhau theo mong muốn của khách hàng. Đây là một kỹ thuật cơ bản trong in ấn nói chung.

KỸ THUẬT IN LABEL CUỘN

Là kỹ thuật sử dụng công nghệ in flexo in lên decal dạng cuộn. Với công nghệ này, sản phẩm nhãn in ra đã được bế, lột bỏ phần decal thừa và cuộn lại thành từng cuộn. Khách hàng sử dụng máy dán decal tự động để dán decal lên chai, lọ, ống….Hình thức này giúp giảm lượng lớn nhân công so với hình thức dán nhãn thủ công, tang tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Hiện nay, công nghệ này đang ngày càng được sử dụng rộng rãi.